Chuẩn bị dụng cụ trồng, đất trồng, giống
- Dụng cụ trồng: Dùng bao xi măng, khay, chậu, thùng xốp có sẵn trong trong mảnh đất trồng hoặc trong vườn. Nhưng nhớ bên dưới đáy khay đục một lỗ để thoát nước không gây ra tình trạng úng nước.
- Đất trồng: Cây dâu tằm là loại cây ưa sáng, có khả năng thích ứng lớn với nhiều loại đất khác nhau.
- Tuy nhiên, muốn có năng suất và chất lượng tốt nhất nên chọn vùng đất có bề dày tầng canh tác >1m, độ pH từ 6.5 - 7.
- Bạn cũng có thể mua sẵn đất hoặc trộn đất với phân bò hoai mục, mùn hữu cơ, than bùn, xơ dừa, vỏ trấu, phân trùn quế, phân gà.
- Bón lót thêm ít vôi rồi đem đi phơi khoảng 7-10 ngày trước khi trồng để xử lý mầm bệnh trong đất.
- Giống: Cây dâu tằm có thể trồng bằng hạt đây là cách nhân giống hữu tính hoặc trồng cây dâu bằng cách giâm hom gọi là nhân giống vô tính. Hiện nay người ta chọn phương pháp nhân giống bằng giâm hom, cây sẽ nhanh ra trái và tuổi thọ bền hơn.
Kỹ thuật giâm cành, nhân giống dâu tằm
- Nên chọn những cành bánh tẻ có tuổi trên 8 tháng để tiến hành giâm.
- Cắt cành giâm thành từng đoạn khoảng 18-20cm, mỗi đoạn có khoảng 2 mắt và chặt cách mắt từ 0.5 - 1cm.
- Nếu trồng cây dâu tằm nhiều nên tiến hành nhúng cành cây vào thuốc kích thích ra rễ để có tỉ lệ nảy mầm cao.
- Cắm cành dâu tằm vào đất đã chuẩn bị hoặc hom rồi tưới đẫm nước lên đó. Nên tưới hàng ngày đẻ cành dâu nhanh bén rễ hơn.
Tiến hành trồng và chăm sóc cây dâu tằm
- Sau khi cành giâm được từ 30-40 ngày, tiến hành trồng cây ra đất hoặc các chậu. Các cây con mua sẵn tại vườn thì bóc bỏ vỏ hom, trồng cây vào bồn rồi lấp đất kín.
- Tiến hành tưới nước cho cây nhanh bén rễ.
- Kỹ thuật trồng cây dâu tằm đúng cách thì 15 - 20 ngày khi cây bén rễ, bón thúc bằng phân hữu cơ hoặc phân lân với nước. Khoảng 1 - 2 tháng tiến hành bón thúc, nhổ cỏ, vun gốc cho cây một lần.
- Nên thường xuyên tưới nước, giữ ẩm để cây phát triển tốt. Có thể cắt bỏ lá sâu, lá già trên cây đi để thu được cây thuốc tốt nhất.