Cỏ xước là cây thuốc nam từ lâu đã được dùng để trị đau thần kinh tọa, viêm đa khớp, thoát vị đĩa đệm,... Cùng tìm hiểu kỹ hơn thông qua bài viết dưới đây.
Tìm hiểu về cỏ xước
- Tên gọi khác: Hoài ngưu tất, Ngưu tất nam.
- Tên khoa học: Achyranthes aspera L., thuộc họ Rau dền.
- Cỏ xước thuộc cây thân thảo, cao khoảng 1m và có nhiều lông mềm.
- Hoa mọc trên ngọn cây thành dải dài tầm 20 - 30cm. Lá hình trứng, nhọn ở phần đuôi và mép lượn sóng.
- Quả nang, hạt hình trứng dài và phần rễ nhỏ dần từ cổ tới chóp rễ.
- Thường mọc nhiều nhất ở các tỉnh Yên Bái, Sơn La, Lai Châu, Lào Cai.
Công dụng của cỏ xước
Với thành phần hóa học chứ nhiều saponin và achyranthine alkaloids, công dụng của cỏ xước trong điều trị bệnh là:
- Điều trị thoái hóa các khớp xương, viêm khớp dạng thấp, thoát vị đĩa đệm, đau nhức xương khớp và phong tê thấp.
- Điều trị vàng da, phù thũng, viêm cầu thận.
- Điều trị đau thần kinh tọa.
- Điều trị tiểu buốt, tiểu ra máu, nước tiểu vàng và viêm bàng quang.
- Trị các chứng bệnh sốt rét, kiết lỵ, cảm mạo, viêm phế quản,....
- Trị máu nhiễm mỡ, xơ vữa động mạch và cao huyết áp.
- Chữa khí huyết hư, kinh nguyệt không đều ở phụ nữ.
Cách dùng cỏ xước cho từng bệnh cụ thể
- Trị thoát vị đĩa đệm: 20g mỗi vị cỏ xước, cỏ ngươi, dền gai, tầm gửi, lá lốt và 30g dây chìa vôi. Rửa sạch, để ráo và sắc với 1,5 lít nước uống nhiều lần trong ngày.
- Chữa thấp khớp đang sưng: 16g mỗi vị rễ cỏ xước, hy thiêm thảo, nhỏ nồi; 12g mỗi vị ngải cứu, thương nhĩ tử và 20g phục linh. Rửa sạch các vị thuốc, sao vàng, sắc 3 lần nước trộn lại với nhau và sắc đặc lại. Uống làm 3 lần/ngày.
- Trị đau nhức xương khớp: 20g mỗi vị rễ cỏ xước, dây đau xương, thổ phục linh, rễ sim (sao vàng) và 16g cẩu tích. Dùng sắc nước uống mỗi ngày 1 thang.
- Điều trị suy thận và vàng da: 30g mỗi vị rễ cỏ xước, cỏ mức, mã đề và cây cúc bách nhật. Đem sắc uống mỗi ngày 1 thang và uống cỏ xước đều đặn trong 7 - 10 ngày.
- Điều trị đau thần kinh tọa: 20g rễ cỏ xước, ý dĩ; 12g mỗi vị thiên niên kiện, tô mộc, củ ráy sao, ngải cứu, cẩu tích, lá thông và 16g mỗi vị lá lốt, đỗ trọng. Đem sắc cùng 1 lít nước, sắc cạn còn 300ml và chia làm 2 lần uống trong ngày.
Những ai sử dụng cỏ xước tốt nhất?
Đối tượng sử dụng cỏ xước giúp đạt kết quả tốt nhất là:
- Người bị bệnh về xương khớp như thoát vị đĩa đệm, đau nhức chân tay, thoái hóa xương khớp,...
- Người bị tiểu buốt, tiểu ra, tiểu ra máu,...
- Người bị đau thần kinh tọa.
- Người bị cao huyết áp, sỏi thận,....
Lưu ý: Tuyệt đối không dùng cỏ xước cho phụ nữ đang mang thai hoặc sau sinh.