Dây đau xương là vị thuốc nam rất tốt trong việc điều trị đau nhức xương khớp, đau vai gáy, thoái hóa cột sống,...Ngoài ra, còn giúp nhanh chóng làm lành vết thương.
Đặc điểm của thuốc nam dây đau xương
- Dây đau xương còn được gọi là khoan cân đằng, tục cốt đằng.
- Thuộc cây thân leo nhỏ, leo lên những dây khác hoặc trườn bò dưới mặt đất, thân có nhiều lông bám.
- Lá hình tim và được phủ một lớp lông màu trắng nhạt bên dưới.
- Hoa mọc đơn ở kẽ lá hoặc thành chùm dài tầm 10cm. Quả hình cầu, màu đỏ và bên trong chứa dịch nhày.
- Phân bố chủ yếu tại các tỉnh vùng núi Tây Bắc.
Dây đau xương chữa bệnh gì?
- Với thành phần hóa học đa dạng, thuốc nam dây đau xương giúp thư cân hoạt lạc, khu phong, lợi gân cốt, trừ thấp và bổ huyết.
- Làm giảm đau và chống viêm, đẩy lùi tình trạng nóng đỏ các khớp, ức chế hoạt tính gây co thắt cơ trơn.
- Hỗ trợ điều trị các bệnh đau nhức xương khớp, thoái hóa xương khớp, tê thấp, bệnh gout, tràn dịch khớp gối, đau vai gáy và viêm đa khớp dạng thấp.
- Tác dụng dây đau xương còn dùng chữa vết thương do rắn cắn hoặc chấn thương tụ máu, đau nhức trong gân cốt.
- Hỗ trợ điều trị hiệu quả bệnh sốt rét kinh niên.
Dây đau xương sử dụng như thế nào tốt nhất
Sắc nước uống
- Đây được xem là cách sử dụng dây đau xương đơn giản, dễ thực hiện mà lại đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả cao.
- Dùng 30 - 50g dây đau xương, rửa sạch và cho vào ấm sắc nước uống thay nước hàng ngày.
- Hoặc kết hợp với kim ngân, bưởi bung, cỏ xước, cẩu tích, tỳ giải, thỏ ty tử,...để phát huy tối đa tác dụng.
Ngâm rượu
- Ngoài ra, có thể sử dụng dây đau xương ngâm rượu vừa bồi bổ sức khỏe, vừa tốt cho xương khớp và hỗ trợ điều trị nhiều bệnh.
- Thái nhỏ thân dây đau xương, sao vàng, cho vào bình thủy tinh và ngâm rượu với tỷ lệ 1 : 5.
- Hoặc có thể cho thêm đậu đen xanh lòng, hạt cốt khí để tăng hiệu quả điều trị bệnh.
- Mỗi ngày uống 3 lần và mỗi lần chỉ uống khoảng 1 chén rượu nhỏ.
Dùng lá dây đau xương tươi
- Đối với các trường hợp bị rắn cắn hoặc té ngã gây chấn thương có thể dùng lá dây đau xương, rửa sạch và giã nát với ít rượu.
- Vắt lấy nước cốt uống, còn phần bã chưng nóng và đắp lên vết thương.
Những ai nên sử dụng dây đau xương
- Người già hay bị đau nhức, thoái hóa xương khớp.
- Người bị phong tê thấp, bệnh gout, tràn dịch khớp gối và đau nhức đầu gối.
- Người thường xuyên đau vai gáy, nhất là đối với nhân viên văn phòng.
- Người bị sốt rét kinh niên.
- Người bị bong gân, chấn thương và tụ máu.