Mô tả chung về cây cà gai leo
- Tên gọi khác là cá quýnh, cà gai, cà bò, cà lù, cà quạnh, gai cườm...
- Tên khoa học thường gọi Solanum Procumbens, thuộc về họ Solanaceae
- Cây thân leo nhỏ, có nhiều gai, nhiều cành nhánh, bò sát dưới mặt đất
- Lá cây có hình trứng, hơi thuôn, gai nhỏ ở mặt, ở dưới có lông mịn màu trắng
- Hoa mọc thành các cụm tại nách lá, màu tím nhạt, quả hình cầu, màu xanh sẫm
- Được mọc hoang tại nhiều nơi nhiều nhất vẫn là các tỉnh núi phía Bắc, miền Trung.
Thành phần dược tính có trong cà gai leo
- Qua các nghiên cứu chỉ ra bên trong cà gai leo chứa lượng tinh bột rất lớn mang lại những công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe.
- Ngoài ra, chứa các hoạt chất khác như Ancaloit, Flavonoid có khả năng bảo vệ gan thận rất tốt nên được rất nhiều người sử dụng.
- Đông Y cho rằng khi sử dụng cà gai leo sẽ thấy vị hơi the, mùi thơm, tính ấm rất dễ uống và sử dụng hàng ngày sẽ rất tốt.
Công dụng chữa bệnh tuyệt vời từ cà gai leo
- Hỗ trợ điều trị căn bệnh viêm gan, xơ gan, men gan cao
- Tác dụng của cà gai leo phòng và điều trị bệnh ung thư gan
- Hỗ trợ điều trị nhức mỏi, phong thấp, giải độc bia rượu.
- Làm giảm triệu chứng của bệnh gan như chướng bụng, vàng da, đau tức vùng hạ sườn
Hướng dẫn sử dụng cây thuốc nam cà gai leo đúng cách
- Hỗ trợ điều trị viêm gan, xơ gan, ung thư gan: Sử dụng 50g cà gai leo, 30g diệp hạ châu đem sao vàng hạ thổ sắc cùng 1 lít nước để uống hàng ngày sẽ rất tốt cho sức khỏe.
- Hỗ trợ điều trị nhức mỏi, đau lưng, tê thấp: Sử dụng 10g cà gai leo, 10g thổ phục linh, 10g dây gấm, 10g kê huyết đằng, 10g lá lốt đem sao vàng, cách sử dụng cà gai leo kiên trì uống trong 10 - 30 ngày.
Đối tượng nên sử dụng cà gai leo
- Người bệnh viêm gan, viêm gan B, viêm gan C
- Người thường xuyên thức khuya, hút thuốc, ăn nhậu
- Người mắc bệnh ung thư gan, xơ gan đang trong giai đoạn xạ trị
- Người thường mệt mỏi, mất ngủ, vàng da, đau mỏi xương khớp