Đặc điểm của tam thất bắc
- Tam thất bắc còn có tên gọi khác là kim bất hoán, sâm tam thất, thổ sâm.
- Tên gọi khoa học là Panax Pseudo - Ginseng Wall, thuộc họ nhà Araliaceae
- Đây là loại cây sống lâu năm, cao khoảng 30 đến 60cm, thân cây mọc thẳng đứng
- Lá tam thất mọc vòng gồm 3 đến 4 chiếc, mép lá có hình răng cưa
- Củ tam thất có hình con quay hay hình ốc vặn, kích thước phụ thuộc vào tuổi đời
- Củ này thường sần sùi, nhiều mẫu, không phân nhánh, có màu nâu xá, xám đen hoặc là màu đen.
- Thịt củ thường rất đặc, màu xám đến khi khô rất nặng và chắc, nếm thử có vị ngọt, hơi đắng.
Thành phần dược tính của tam thất bắc
- Tam thất bắc có chứa một số loại thành phần giống như nhân sâm như các saponin A và B, các Acid Oleanolic.
- Gồm các loại đường khử, 16 loại acid amin như các leucin, valin, phenylalanin, isoleucin, cystein rất tốt đối với sức khỏe.
- Những hợp chất này có khả năng bồi bổ cơ thể rất tốt và hỗ trợ điều trị một số căn bệnh.
Công dụng của tam thất bắc
- Y học cổ truyền cho rằng đây là vị thuốc có vị ngọt nhạt, hơi đắng, tính ôn cho nên có mùi thơm nhẹ khi nếm vào. Giúp chỉ huyết, phá huyết tán ứ, tiêu thũng định thống, tư bổ cường tráng.
- Hỗ trợ điều trị tình trạng băng huyết, cầm máu, tiêu máu cục và bổ máu
- Tác dụng của tam thất bắc giúp bảo vệ tim, giúp tim mạch có thể hoạt động tốt
- Giảm được lượng cholesterol, giảm lượng mỡ máu, chống xơ vữa động mạch
- Tăng cường được trí nhớ, giúp việc an thần và trí não được hoạt động tốt
- Công dụng của tam thất bắc hỗ trợ điều trị ung thư, bồi bổ cơ thể, tăng cường trí nhớ.
Cách dùng tam thất bắc
- Đem đi xay củ tam thất thành dạng bột để dễ sử dụng hơn
- Mỗi ngày bạn uống khoảng 5g bột tam thất, ngày uống 1 lần hoặc đem chiêu với cháo loãng hoặc nước ấm để uống.
- Đối với người mắc bệnh bạch cầu: Uống tam thất bắc khoảng 6g, 15 đến 30g đương quy, 15 đến 30g xuyên khung, 15 đến 20g xích thước, 8 đến 10g hồng hoa. Tất cả bạn đem đi sắc lấy nước để uống trong ngày.
Đối tượng sử dụng tam thất bắc
- Người mắc các bệnh như suy giảm chức năng tim, bệnh mạch vành hay hở van tim
- Phụ nữ sau sinh nở muốn bổ huyết và hồi phục lại sức khỏe
- Người bị chấn thương, mới tiến hành phẫu thuật để hồi phục sức khỏe
- Phụ nữ mắc phải tình trạng băng huyết, thống kinh
- Người thường xuyên lao động trí óc, bị stress hay nhức đầu
- Người đang điều trị ung thư như ung thư vú, ung thư phổi, ung thư máu, ung thư tuyến tụy.