Thành phần hóa học của ưng bất bạt
- Theo các nghiên cứu khoa học, trong thành phần của ưng bất bạt có chứa nhiều hoạt chất alcaloid và flavanoid như diosmin, hesperidine, dictamin,...giúp bảo vệ tế bào gan, chống oxy hóa, chống tổn thương gan,...
- Ngoài ra, trong vỏ thân, vỏ rễ và lá còn chứa tinh dầu, nhiều flavanoid quý như avicin, avicenin, magnoflorin,...và một số chất khác thuộc nhóm ligan rất tốt cho bệnh gan.
Tác dụng của ưng bất bạt đối với sức khỏe
- Tác dụng của ưng bất bạt giúp bảo vệ tế bào gan, phục hồi chức năng gan, tái tạo tế bào gan và ngăn ngừa xơ gan, gan nhiễm mỡ, ung thư gan.
- Chữa các chứng phù thũng, vàng da, bệnh viêm gan mạn tính, viêm gan, tiêu diệt và ngăn ngừa di căn ung thư gan.
- Chữa các triệu chứng khi chức năng gan bị suy giảm như mẩn ngứa, mề đay, vàng da, vàng mắt, rối loạn tiêu hóa, kén ăn, đau hạ sườn phải,...
- Hạ men gan, đào thải ethanol, làm giảm tổn thương tế bào gan do rượu và cải thiện các chỉ số ure máu, cholesterol, glucosa máu.
- Ngoài ra, ưng bất bạt còn rất tốt trong việc hỗ trợ điều trị đau nhức xương khớp, thấp khớp, nhức mỏi cơ thể, đau lưng, tổn thương do đòn gánh,...
- Kích thích máu lưu thông, chữa các triệu chứng can thận hư tổn, thận viêm phù thũng, cảm mạo, ho, đau họng, vùng bụng đau, sốt rét,...
- Đặc biệt, lá của ưng bất bạt có thể chữa mụn nhọt, mẩn ngứa, đinh nhọt, viêm tuyến vú,...cực kì hiệu quả.
Cách sử dụng ưng bất bạt hiệu quả nhất
- Dùng khoảng 6 - 12g vỏ thân, vỏ rễ cây ưng bất bạt khô sắc nước uống hàng ngày hoặc dùng lá tươi nấu ăn giúp giải độc gan rất tốt.
- Nếu bị đau nhức xương khớp thì dùng 3 - 6 quả ưng bất bạt hoặc 30 - 60g rễ sắc nước uống hàng ngày.
- Ngoài ra, có thể dùng lá giã nát đắp vào vết thương hoặc nấu nước tắm trị mẩn ngứa, ghẻ lở, mụn nhọt,...giúp giảm đau và nhanh lành vết thương.
- Để tăng hiệu quả điều trị bệnh, có thể kết hợp cùng các vị thuốc nam khác như kê nội kim, phong diệp, phục linh, sơn dược, tri mẫu, trạch tả,...
Những ai nên sử dụng ưng bất bạt
- Người bị suy giảm chức năng gan hoặc tế bào gan bị thương tổn.
- Người mắc bệnh viêm gan, ung thư gan, xơ gan, gan nhiễm mỡ, men gan cao.
- Người bị các triệu chứng vàng da, chán ăn, rối loạn tiêu hóa, mẩn ngứa,...
- Người bị phong thấp, đau lưng, đau nhức xương khớp, lưng cơ đau mỏi,...