“Dây chìa vôi từ xưa đã được dân gian sử dụng để trị đau nhức xương và phong tê thấp. Ngoài ra, còn được dùng làm thuốc giúp hỗ trợ điều trị nhiều bệnh khác.
Thành phần dược tính của dây chìa vôi
- Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, trong thân dây chìa vôi có chứa nhiều thành phần dược tính quý hiếm có khả năng chữa bệnh gồm acid amin, phenolic và các acid hữu cơ.
- Ngoài ra, còn chứa 91,3% nước, 1,4% protid, 5,4% glucia, 1,1% chất xơ, 45mg vitamin C và 1,5mg caroten.
Tác dụng của dây chìa vôi trong điều trị bệnh
Với các hợp chất quý trên, tác dụng chính của dây chìa vôi đó là:
- Hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm, đau nhức xương khớp, viêm đa khớp,...
- Chứa nhiều chất xơ tốt cho dạ dày và giúp cải thiện khả năng tiêu hóa.
- Chữa bong gân, tụ máu, chấn thương sưng nề.
- Hỗ trợ điều trị viêm lở da, mụn nhọt lở loét, giúp tiêu viêm, giảm sưng tấy.
- Sử dụng làm thuốc nhuận tràng, thuốc xổ.
- Hỗ trợ điều trị các vết rắn hoặc rết cắn.
- Ngoài ra, dây chìa vôi còn giúp chữa các chứng đau đầu, đau mắt đỏ hiệu quả.
Một số bài thuốc chữa bệnh từ dây chìa vôi
- Trị thoát vị đĩa đệm: dùng 30g dây chìa vôi, 20g cỏ xước, 20g tầm gửi, 20g dền gai, 20g lá lốt, 20 cây cỏ ngươi. Sắc với 1 lít nước còn 500ml và chia 3 lần uống trong ngày.
- Trị đau nhức xương khớp: dùng 20g đương quy, 50g dây chìa vôi, 10g xuyên khung, 20g cẩu tích, 40g ngưu tất. Ngâm với 1 lít rượu trắng khoảng 10 ngày và ngày dùng 2 - 3 ly nhỏ.
- Trị ung nhọt, viêm loét da: giã nát lá chìa vôi tươi kết hợp với 20g thổ phục linh, 10g bồ công anh, 10g kim ngân hoa và sắc nước uống trong ngày.
- Chữa bong gân, tụ máu: dùng lá chìa vôi và lá thầu dầu giã nát, trộn với rượu hoặc giấm, sao nóng và đắp vào chỗ bị thương. Mỗi ngày thay thuốc 1 - 2 lần.
- Chữa vết rắn cắn: lá chìa vôi tươi giã nát với muối và nhai nuốt nước, còn phần bã dùng để đắp lên vết thương.
Đối tượng sử dụng dây chìa vôi
- Người bị mắc bệnh thoát vị đĩa đệm.
- Người bị các chứng bệnh thấp khớp.
- Người già bị thoái hóa xương khớp.
Lưu ý: Tuyệt đối không sử dụng dây chìa vôi đối với phụ nữ mang thai.