Sự thực về tác dụng của cam thảo dây đối với sức khỏe người dùng

Cam thảo dây được biết đến với nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe, giúp thanh nhiệt và giải độc. Đặc biệt, còn điều trị hiệu quả các bệnh huyết áp thấp, viêm gan, hen suyễn,...

Thành phần dược tính của cam thảo dây

- Trong thành phần của lá và rễ cam thảo dây có chứa một lượng ít chất ngọt tương tự như glyxyrizin trong rễ cam thảo bắc.

- Còn trong hạt có chứa abrin là một chất protit độc gồm chất béo lipaza, men tiêu hóa chất béo, men ureaz, tinh thể và chất henagglutinin làm vón máu.

- Ngoài ra, trong cam thảo dây còn chứa nhiều hợp chất có lợi cho sức khỏe như glycosid, glabrirdin, liquiritin, flavanoid poiyphenol,...

Tác dụng của cam thảo dây đối với sức khỏe người dùng

- Tác dụng cam thảo dây giúp điều trị ho khan, hen suyễn, viêm họng, sốt nóng, viêm phế quản mạn tính.

- Làm tăng cường chức năng gan và hỗ trợ điều trị viêm gan siêu vi trùng.

- Chữa chứng đánh trống lồng ngực, giúp giải cảm.

- Thanh nhiệt, chống suy nhược cơ thể, giải độc thức ăn và thuốc, bổ khí huyết,...

- Ngăn chặn quá trình oxy hóa cholesterol gây hại, kiểm soát nồng độ cholesterol và bảo vệ tim mạch.

- Cam thảo dây chữa bệnh gì còn giúp tiêu viêm, lợi tiểu, chữa vết thương do rắn cắn, trị thủy đậu,...

- Hỗ trợ điều trị huyết áp thấp, bệnh dạ dày, viêm bàng quang, bệnh ỉa chảy cấp tính,...

- Ngoài ra, người ta còn dùng hạt cam thảo dây để làm đồ trang sức khỏe dùng thuốc bôi ngoài da giúp sát trùng, chữa mụn nhọt.

Cách sử dụng cam thảo dây hiệu quả nhất

- Điều trị huyết áp thấp: 12g cam thảo dây, 10g đương quy, 8g nhị sâm tán thàn bột và uống 3 - 4 lần/ngày, mỗi lần dùng 4g bột.

- Chữa viêm phế quản mạn tính: 10g cam thảo dây, vỏ quýt sao vàng, vỏ gối sao thơm, hạt cải trắng; 8g bán hạ chế và 4g gừng tươi. Sắc với 1 lít nước uống hàng ngày.

- Chữa viêm bàng quang: 12g cam thảo dây, rau má, râu ngô, thài lài tía, mộc thông, hạt dành dành; 16g mã đề và 20g bồ công anh. Cho vào ấm với 1,5 lít nước sắc uống hàng ngày.

- Trị viêm họng, ho khan: 10g lá cam thảo dây sắc với 450ml nước còn lại 150ml và chia làm 2 - 3 lần uống/ngày.

Một số vấn đề cần lưu ý khi dùng cam thảo dây

- Không nên lạm dụng uống nước cam thảo dây đặc quá nhiều sẽ gây rối loạn nhịp tim, tăng huyết áp, giảm kali trong máu.

- Tuyệt đối không dùng hạt cam thảo dây làm thuốc hoặc trị các bệnh về mắt vì nó có chứa độc tính.

- Chỉ cần giã nhỏ, hòa nước uống sẽ gây ngộ độc, mệt mỏi, bủn rủn chân tay, biếng ăn, hạ huyết áp, đau đầu, nôn mửa, tiêu chảy.

- Trường hợp dùng nước ngâm hạt cam thảo dây thoa vào vùng da bị xước sẽ gây loét, còn nhỏ vào mắt dẫn đến hỏng giác mạc.

cách sử dụng cam thảo dây cam thao day cam thảo dây tác dụng của cam thảo dây
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
Nội dung này chưa có bình luận, hãy gửi cho chúng tôi bình luận đầu tiên của bạn.