Lá khôi tía đang được dân gian áp dụng nhiều trong các bài thuốc hỗ trợ điều trị các bệnh về dạ dày. Ngoài ra, còn có nhiều tác dụng khác đối với sức khỏe.
Thành phần dược tính của lá khôi tía
- Trong lá khôi tía có chứa hai thành phần dược tính chủ yếu là glucosid và tannin.
- Đây là những chất có khả năng trung hòa, làm giảm acid dịch vị trong dạ dày và làm lành vết loét dạ dày.
Tác dụng của lá khôi tía đối với sức khỏe người dùng
- Tác dụng của lá khôi tía giúp hỗ trợ điều trị các bệnh đau dạ dày, hành tá tràng và viêm loét dạ dày.
- Làm giảm bớt ợ chua, nóng rát vùng thượng vị, kích thích lên da non và làm lành nhanh chóng các tổn thương ở dạ dày.
- Ngăn ngừa, kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn Hp và hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày mạn tính.
- Nếu dùng lá khôi tía đều đặn hàng ngày sẽ giúp giảm dịch vị xuống mức bình thường, giảm đau và giúp người bệnh nhẹ bụng hơn.
- Nâng cao chức năng của hệ tiêu hóa, phòng chống những cơn đau dạ dày tái phát và giúp ăn uống ngon miệng hơn.
- Đặc biệt, nếu kết hợp cùng các vị thuốc nam khác như phục linh, cam thảo, nghệ vàng,...sẽ tăng hiệu quả điều trị bệnh.
- Lá khôi tía chữa bệnh gì còn làm lành nhanh chóng các vết thương, vết sẹo hoặc vết loét do viêm dạ dày để lại.
- Ngoài ra, người ta còn dùng lá khôi tía làm thuốc an thần giúp chữa chứng mất ngủ, ngủ ngon và sâu giấc hơn.
Một số bài thuốc chữa bệnh đau dạ dày từ lá khôi tía
- Dùng 10g lá khôi tía, 12g nhân trần, 10g chút chút, 12g lá khổ sâm, 12g bồ công anh. Tán mịn, mỗi ngày uống 30g cùng nước đun sôi để nguội.
- Dùng 60g lá khôi tía, 20g lá khổ sâm, 40g lá bồ công anh cho vào ấm với 2,6 lít nước. Sắc uống 3 lần trong ngày trước khi ăn 30 phút.
- Dùng 20g lá khôi tía, mẫu lệ, thảo quyết minh và 15g ô tặc cốt. Đem sao vàng, tán bột, pha 1 thìa cà phê với nước sôi và uống 3 - 4 lần/ngày.
- Dùng 20g lá khôi tía, bồ công anh, 16g cam thảo, khổ sâm và 8g uất kim, hương phụ, hậu phác. Đem sắc nước uống hàng ngày.
Những điều cần lưu ý khi sử dụng lá khôi tía
- Không nên uống nước lá khôi tía quá liều lượng chỉ định vì vừa không có hiệu quả điều trị bệnh, mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Do đó, liều dùng tốt nhất dưới 100g lá khôi tía/ngày, còn trường hợp dùng quá 250g/ngày sẽ gây chóng mặt, da tái xanh, mệt mỏi và tụt huyết áp.
- Nếu đang dùng lá khôi tía trị bệnh thì tuyệt đối không được hút thuốc, uống rượu bia.
- Công dụng lá khôi tía tốt nhất là uống khi còn nóng vào buổi sáng, vì thời điểm này vi khuẩn Hp bám nhiều nhất vào lớp niêm mạc dạ dày.