Giảo cổ lam là một loại dược liệu quý hiếm được sử dụng nhiều trong y học. Theo các nghiên cứu khoa học, giảo cổ lam giúp hỗ trợ điều trị huyết áp, tiểu đường, bảo vệ gan và giảm béo hiệu quả.
Đặc điểm của giảo cổ lam
- Tên gọi khác: cỏ thần kỳ, cây trường sinh, ngũ diệp sâm, thất diệp đảm,...
- Tên khoa học: Gynostemma pentaphyllum, thuộc họ bầu bí.
- Giảo cổ lam là dạng cây thân mảnh, có cây đực và cây cái riêng. Hoa mọc thành cụm màu trắng, hình chùy.
- Lá kép hình chân vịt, quả khô hình cầu, khi chín có màu đen.
- Phân bố ở độ cao từ 200m - 2000m, tập trung chủ yếu tại các vùng phía Bắc Việt Nam như Hòa Bình, Sapa,...
Thành phần và tác dụng dược lý của giảo cổ lam
Thành phần hóa học chính là saponin và flavonoid. Ngoài ra còn chứa các vitamin, chất khoáng như kẽm, sắt, phospho, selen, mangan,....
Theo các nghiên cứu khoa học, tác dụng của giảo cổ lam gồm:
- Hạ huyết áp, ngăn ngừa bệnh tim mạch.
- Làm giảm đường huyết, giảm các biến chứng của bệnh tiểu đường.
- Tăng cường thải độc gan, tái tạo tế bào gan.
- Giảm lượng mỡ thừa trong máu, hỗ trợ giảm cân hiệu quả.
- Chống lão hóa, giảm căng thẳng, giúp ăn ngon ngủ yên.
- Ngăn ngừa ung thư phổi, não, dạ dày, vú, tử cung, thận, tuyến tiền liệt.
Cách sử dụng giảo cổ lam
- Đầu tiên, thu hái lá giảo cổ lam, rửa sạch, phơi khô và băm nhỏ hoặc chế biến thành dạng túi lọc.
- Dùng 20g giảo cổ lam pha với nước ấm đun sôi và uống thay cho nước trong ngày.
- Ngoài ra, có thể dùng 30g giảo cổ lam, 30g xạ đen và 20g cà gai leo pha với 1,5 lít nước sôi. Ủ khoảng 30 phút và chia thành nhiều lần uống trong ngày.
- Lưu ý là không nên lạm dụng uống trà giảo cổ lam quá nhiều có thể sẽ làm hạ đường huyết nhanh chóng. Mỗi ngày chỉ nên pha 20 - 30g/lần và chia thành 2 - 3 lần uống trong ngày.
Đối tượng có thể sử dụng giảo cổ lam
Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và tăng hiệu quả trị bệnh, một số đối tượng nên sử dụng giảo cổ lam là:
- Người hay bị căng thẳng, mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, khó ngủ.
- Người bị các chứng bệnh về gan như suy gan, xơ gan, gan nhiễm mỡ,...
- Người bị bệnh tim mạch, tiểu đường, huyết áp cao, mỡ trong máu.
- Người có sức đề kháng và hệ miễn dịch yếu.
Ngoài ra, những đối tượng không nên dùng giảo cổ lam:
- Trẻ em dưới 6 tuổi
- Phụ nữ mang thai hoặc cho con bú.
- Người bị chứng chân tay lạnh, hay đổ mồ hôi, miệng khô khát, đi đại tiện loãng.