Tìm hiểu đôi nét về ưng bất bạt
- Ưng bất bạt hay còn được gọi là ưng bất bạc, đơn gai, sẻn đen, điều bất túc, muồng truổng,...
- Thuộc họ Cam quýt với cây nhỡ, thân có gai ngắn, cành mang nhiều gai thẳng đứng và vỏ màu vàng.
- Cây có nhiều lá rậm rạp với lá cứng, hình mũi mác kép lông chim, có nhiều gai nhọn sắc và mép khía răng cưa.
- Cây thường mọc nhiều ở các vùng núi thuộc tỉnh Hà Tĩnh, Hòa Bình, Lạng Sơn, Quảng Nam, Nghệ An,...
Dược liệu ưng bất bạt giúp điều trị hiệu quả bệnh gan
- Theo các nghiên cứu phát hiện trong ưng bất bạt chứa một số flavanoid quý như diosmin, hesperidine có khả năng chống oxy hóa, phục hồi tế bào gan, chống tổn thương gan và ngăn ngừa xơ gan, ung thư gan.
- Ngoài ra, ưng bất bạt còn chứa nhiều chất khác như avicin, avicenin, các chất thuộc nhóm Lignan,...rất đặc hiệu đối với bệnh gan.
- Tác dụng của ưng bất bạt còn được chứng minh là giúp tái tạo tế bào gan, phòng ngừa gan nhiễm mỡ, tăng cường chức năng gan, hạ men gan và kháng virus viêm gan B.
- Hỗ trợ điều trị một số triệu chứng khi bị suy giảm chức năng gan như men gan cao, mề đay mẩn ngứa, rối loạn tiêu hóa, đau hạ sườn phải, vàng da, vàng mắt,...
Một số bài thuốc từ ưng bất bạt không thể bỏ qua
Hỗ trợ điều trị viêm gan và vàng da
- Chuẩn bị 30g ưng bất bạt cùng 15g phong diệp và 30g lá tử châu.
- Đem rửa sạch, cho các vị thuốc vào ấm và sắc nước uống đều đặn 3 lần trong ngày.
Điều trị viêm gan mạn tính
- Dùng khoảng 30g dược liệu ưng bất bạt và 12g kê nội kim, rửa sạch, cho vào ấm sắc nước uống hàng ngày.
- Bài thuốc này giúp giảm mệt mỏi, chán ăn, hết đau tức bụng phải và ngăn ngừa virus viêm gan phát triển.
Chữa bệnh do can thận bị hư tổn
- Dùng khoảng 15g mỗi vị ưng bất bạt và địa cần thảo, 12g phục linh, hoàng bá, sinh địa; 9g trạch tả, tri mẫu, sơn thù dục, sơn dược, đan bì.
- Cho tất cả các vị thuốc vào ấm và đem sắc nước uống hàng ngày.
Những ai nên dùng ưng bất bạt?
- Người bị các bệnh về gan như xơ gan, men gan cao, viêm gan B, viêm gan mạn tính, ung thư gan, gan nhiễm mỡ,...
- Người thường xuyên uống rượu bia, dùng thuốc tây, hóa chất độc hại,...
- Người bị suy giảm chức năng gan như vàng da, chán ăn, mề đay mẩn ngứa, rối loạn tiêu hóa,...
- Người bị tổn thương gan hoặc phát hiện gan yếu.