Dây chìa vôi tuy là vị thuốc Nam giúp chữa bệnh an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên, cần lưu ý những điều dưới đây để tránh xảy ra tác dụng phụ không mong muốn.
Tác dụng chữa bệnh của dây chìa vôi
Với thành phần hóa học có chứa các hợp chất phenolic, saponin, acid hữu cơ và acid amin nên tác dụng của dây chìa vôi là:
- Hỗ trợ điều trị thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm.
- Chữa đau nhức xương khớp, đau lưng mỏi gối và trừ tê thấp.
- Có khả năng giảm đau khi bị bong gân, chấn thương hoặc té ngã.
- Dây chìa vôi còn giúp lợi tiểu, thanh nhiệt, giải độc và chữa rắn cắn.
- Hỗ trợ trị đau mắt đỏ, giúp tiêu viêm, trị lở ngứa và mụn nhọt.
- Tốt cho dạ dày và cải thiện khả năng tiêu hóa.
Cách sử dụng dây chìa vôi
- Cách sử dụng dây chìa vôi đơn giản nhất là dùng 100g sắc cùng 1,5 lít nước và dùng uống thay nước hàng ngày hoặc kết hợp với các vị thuốc khác để nâng cao hiệu quả chữa bệnh.
- Dùng 30g dây chìa vôi, 20g cỏ xước, 20g dền gai, 20g tầm gửi, 20g cỏ ngươi, 20g lá lốt. Sắc với 1 lít nước còn 500ml và uống 3 lần trong ngày.
- Hoặc dùng 50g chìa vôi, 10g xuyên khung, 40g ngưu tất, 20g đương quy, 20g cẩu tích. Ngâm với 1 lít rượu khoảng 10 ngày và uống 2 - 3 ly nhỏ/ngày, mỗi lần 20ml.
Một số điều cần lưu ý khi sử dụng dây chìa vôi
Để tránh xảy ra tác dụng phụ không mong muốn thì trước khi sử dụng, cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Tuyệt đối không sử dụng cho phụ nữ đang mang thai.
- Thời gian uống dây chìa vôi tốt nhất là sau bữa ăn khoảng 30 phút.
- Phải dùng đúng liều lượng quy định và nếu thấy có các triệu chứng bất thường thì nên ngưng sử dụng, đến hỏi ý kiến bác sĩ.
- Hiệu quả chữa bệnh của dây chìa vôi nhanh hay chậm còn tùy thuộc với cơ địa của từng người và tình trạng bệnh.
- Cần phải kiên trì thực hiện đều đặn với thời gian dài thì mới đạt kết quả tốt.
- Trong quá trình dùng dây dìa chôi, nên kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt và tập luyện khoa học để giúp điều trị bệnh nhanh chóng.
Đối tượng sử dụng dây chìa vôi
Theo kinh nghiệm dân gian, đối tượng sử dụng dây chìa vôi tốt nhất và giúp phát huy tác dụng là:
- Bệnh nhân bị thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm.
- Người cao tuổi bị thoái hóa xương khớp.
- Người bị nhức mỏi tay chân, đau lưng, thấp khớp.
- Người bị ung nhọt và rắn cắn.