Mô tả về cây dâu tằm
Một số dấu hiệu để nhận biết loại cây này:
- Tên dân gian thường gọi là tầm tang, mạy môn, dâu cang
- Tên khoa học là Morus alba L, thuộc họ dâu tằm Moraceae
- Loại cây thân gỗ, cây có thể cao tới 15m.
- Lá có dạng hình bầu, mọc so le.
- Cây dâu tằm được trồng nhiều ở vùng bãi sông Hồng, sông Đáy, sông Thái Bình và tỉnh Lâm Đồng.
Thành phần của cây dâu tằm
Thành phần chứa trong cây dâu tằm gồm có Resveratrol, Vitamin C, vi lượng. Giúp phòng chống các bệnh cao huyết áp và cholesterol, còn chứa nhiều sắt tốt cho phụ nữ thiếu máu.
Công dụng của cây dâu tằm
Một số công dụng của cây dâu tằm trong việc chăm sóc và điều trị bệnh như:
- Điều trị các bệnh huyết áp cao
- Trị tình trạng đau lưng hiệu quả
- Cải thiện tình trạng tóc rụng, tóc bạc
- Điều trị việc đổ mồ hôi trộm ở trẻ em
- Chữa đau nhức ở phụ nữ
- Chữa chứng bệnh ho lâu ngày, ho khan, ho ra máu
- Chữa chảy máu cam, đau mắt
Cách sử dụng cây dâu tằm trong điều trị bệnh ho, cao huyết áp, mồ hôi trộm
Một số cách dùng cây dâu tằm trong việc điều trị bệnh để mang đến sự hiệu quả tốt nhất:
- Đối với tình trạng cao huyết áp: Lấy một nắm lá dâu, 1 con cá diếc làm sạch bạn đem luộc sau đó gỡ lấy thịt nấu canh cùng lá dâu để ăn hàng ngày.
- Trường hợp những người mắc bệnh ho lâu ngày chỉ cần lấy 16g vỏ của rễ cây dâu tây phơi khô sắc lấy nước uống hàng ngày. Trường hợp bị ho nặng thì thêm 10g vỏ rễ cây chanh sắc uống cùng.
- Trị mồ hôi trộm cho trẻ chỉ cần dùng 7 lá dâu tây, 6g hoàng kì, 8g hạt sen nấu nước. Bỏ chút đường phèn nấu nước cho trẻ uống 2-3 lần trong ngày.
Đối tượng nên sử dụng cây dâu tằm
Đối tượng dùng cây dâu tằm phát huy tối đa công dụng của loại cây này:
- Người bị ho, cao huyết áp, cảm mạo sốt
- Những người ốm yếu, tóc bạc
- Người thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm
- Người mắc các bệnh về thận, suy giảm sinh lý, liệt dương